4 bài thuốc từ thảo dược quý chữa viêm gan B vô cùng hiệu quả tại nhà

Ngày đăng: 16/12/2021

Kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian sẽ khống chế một cách có hiệu quả sự sao chép của virus viêm gan B, hỗ trợ đưa virus về thể không hoạt động, giảm thiểu sự hoại tử của các tế bào gan, nâng cao sức miễn dịch của cơ thể, phục hồi chức năng gan. Dưới đây là một số phương pháp trị viêm gan B bằng thuốc nam mà ông cha ta thường dùng đều mang lại hiệu quả tốt.

Cây diệp hạ châu

Đây là loài cây rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam, mọc hoang ven đường, nhất là ven đường sắt, bãi cỏ quanh nhà, chân tường, nơi ẩm mát. Tuy có thân hình nhỏ nhắn nhưng diệp hạ châu chữa được rất nhiều loại bệnh về gan bởi các dược chất như Lignan, Flavonoid, Alcaloi, Nirathin,…có tác dụng hữu ích trong việc bảo vệ gan, ức chế các tác nhân gây viêm gan B cho người hay sử dụng nhiều bia rượu. Có 2 loại diệp hạ châu: ngọt và đắng. Diệp hạ châu đắng cho kết quả tốt trên bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan.

Cách dùng diệp hạ châu để hỗ trợ điều trị viêm gan do virus B như sau:

Diệp hạ châu đắng sao khô 20g, sắc nước 3 lần, trộn chung các nước sắc. Thêm 50g đường, đun sôi cho tan đường, chia làm 4 lần uống trong ngày để giải độc mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cũng như mang lại các lợi ích sức khỏe khác.

Ngoài chữa viêm gan B bằng thuốc nam, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khỏe mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.

 

 

Cỏ nhọ nồi

Cây nhọ nồi là cây thuốc nam có những tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe con người. Ngoài khả năng điều trị bệnh viêm gan B, cỏ nhọ nồi còn giúp thải độc gan, giữ men gan ở mức ổn định, cầm máu, chữa xuất huyết dạ dày, đại tiện khó,…

Cách sử dụng cỏ nhọ nồi hiệu quả:

50gr cây Nhọ Nồi + 20gr Đương Quy + 20g Nữ Trinh Tử + 20gr Trạch Tả. Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong 20 phút. Kiên trì dùng mỗi ngày trong vòng 2-3 tháng. Có thể kết hợp với diệp hạ châu (là một vị thuốc nam khác) để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Ngoài khả năng điều trị bệnh viêm gan B, cỏ nhọ nồi còn giúp thải độc gan

Cây nhân trần

Cũng là một loại thảo dược rất tốt hỗ trợ điều trị viêm gan. Nhân trần vị hơi cay, ấm, tính đắng, có tác dụng thanh nhiệt, hư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa. Nhân trần thường phối hợp với các vị thuốc khác như kết hợp với quả dành dành để chữa viêm gan do virus như:

  • Nhân trần 16g, lá vọng cách 16g, lá cối xay 12g sắc uống
  • Nhân trần 16g, quả dành dành 12g, nghệ vàng 8g sắc uống
  • Nhân trần 3g, vỏ núc nác 3g, nghệ vàng 3g, rau má 4g, sài hồ nam 2g, dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam 2g. Nhân trần, vỏ núc nác, sài hồ, nhọ nồi, rau má nấu thành cao lỏng. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao với bột thành viên. Ngày uống 10g chia làm 2 lần
  • Nhân trần và vỏ quả bưởi (bỏ phần cùi trắng) lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần

Cây Gan Nhó Và Bí Kỳ Nam

Cây nhó đông vốn là một cây thuốc dân gian quý của vùng núi cao Tây Bắc. Cây có tên khoa học là Morinda longissima Y.Z.Ruan thuộc họ cây cà phê, là cây bụi, thân gỗ, cao khoảng 2m-4m, rễ có màu vàng. Rễ chính là bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc. Phải mất 6 năm người ta mới có thể thu hái được một lần rễ của cây nhó đông. Từ lâu đời, người dân vùng núi Sơn La, Lai Châu sử dụng để chữa các bệnh về viêm gan, xơ gan, vàng da, bệnh đường tiêu hóa.

Bí kỳ nam (hay còn được gọi là cây tổ kiến) lại là một loại thảo dược rất quý, từ lâu đời đã được cha ông ta sử dụng để chữa các bệnh về gan, thận. Đây là một cây sống phụ sinh, cộng sinh với loài kiến. Tức là cây và kiến phụ trợ cho nhau để cùng sinh trưởng, phát triển. Cây này chỉ mọc ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Nam Bộ.

Trong cuốn 100 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây bí kỳ nam được mô tả như sau:

Bí kỳ nam là loài có những đặc điểm sinh học khá đặc biệt, thường sống bám (phụ sinh) trên các loại cây gỗ thuộc họ Dipterocarpaceae, Combretaceae, Fabaccac… ở các kiểu rừng thưa hoặc rừng nửa rụng lá nhiệt đới. Ngoài ra, trong các khoảng rỗng của nhân phù có một loài kiến đen cộng sinh…Bộ phận dùng là phần thân phình thành củ, thu hoạch vào mùa khô, để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô.”

Bí kỳ nam rất quý bởi vì không thể trồng và thu hoạch như những cây thuốc bình thường. Chỉ có có kiến đến sống cộng sinh thì mới tạo được thành cây tổ kiến. Mặt bên ngoài cây có màu nâu xám, sần sùi, bên trong có nhiều lỗ hổng, là nơi ở của kiến. Phần thân sau khi được cắt cây bí kỳ nam có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kháng sinh, sát trùng, rất tốt để chữa các bệnh về gan, thận, đau nhức xương

Trước đây, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công hoạt chất chiết xuất từ rễ của cây nhó đông và khẳng định khả năng ức chế virus viêm gan B của hoạt chất này.

Hiệu quả kháng virus viêm gan B của rễ cây nhó đông trong nghiên cứu này tương đương Lamivudine – một trong các loại thuốc có tác dụng kháng virus viêm gan B đã được kiểm chứng lâm sàng và đang được áp dụng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus viêm gan. Việc phát hiện ra hoạt chất Mologosit chiết xuất từ cây nhó đông là một thành tựu lớn mang tính bước ngoặt cho việc điều trị bệnh viêm gan virus, nhất là viêm gan B tại Việt Nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại